Đằng sau sự nổi tiếng và trí tuệ vượt bậc, cuộc đời hai nhà thiên tài có chỉ số IQ cao nhất thế giới có những câu chuyện riêng tư hay góc khuất ít người biết đến.
William James Sidis, Terence Tao là hai nhân vật được xếp vào hàng có chỉ số IQ (Intelligence Quotient – chỉ số thông minh) cao nhất thế giới và họ còn được mọi gọi là nhà bác học thông minh nhất thế giới.
1. William James Sidis (IQ: 250 – 300)
William James Sidis sinh ngày 1/4/1898 ông và gia đình ông là người di cư người Ukraine gốc Do Thái. Ông nổi danh là “thần đồng” từ khi còn bé, sở hữu IQ khoảng 250-300 và từng được ghi nhận là người có chỉ số thông minh nhất thế giới.
Mới vừa chập chững 5 tuổi, Sidis đã biết sử dụng máy tính, tự học tiếng Latin, Hy Lạp, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Do Thái.
Bố mẹ William đều là những người rất thông minh trong giới tri thức, họ kỳ vọng nhiều ở con trai. Bố ông là Boris Sidis, là nhà tâm lý học nổi tiếng, ông Sidis chuyên nghiên cứu về thuật thôi miên và rối loạn tâm thần.
Mẹ ông là bà Sarah, bà là một trong số ít nữ bác sĩ có bằng y khoa vào thời điểm đó. Tuy nhiên, bà từ bỏ sự nghiệp để chuyên tâm giáo dục con trai. Đây có lẽ là khởi nguồn của mọi bất hạnh mà William nhà bác học thông minh nhất thế giới gặp phải trong đời.
William James Sidis chịu sự giáo dục hà khắc từ khi còn bé bởi lòng “tham” của bố mẹ ông không chỉ dừng lại là con mình thông minh. Mà họ còn muốn đào tạo ra một thiên tài. Bà Sarah dành tất cả tiền tiết kiệm của gia đình để mua sách báo, trang thiết bị có thể khuyến khích tinh thần học hỏi cho con trai mỗi ngày.
Ông Boris áp dụng những liệu pháp tâm lý học đối với con trai. Nhờ đó, William học chữ một cách nhanh chóng chỉ trong vòng vài tháng là ông đã có thể đọc được những bảng chữ cái.
Cuộc đời của người được xem là có IQ cao nhất thế giới hoặc ông còn được xem là nhà bác học thông minh nhất thế giới, cho thấy chỉ số này không phải là yếu tố đảm bảo thành công. Ngược lại, danh “thần đồng” đẩy ông vào con đường bất hạnh.
Năm 6 tuổi, ông bị ĐH Harvard từ chối cho học. Vì khi đó ông còn rất nhỏ bị coi là chưa lớn về mặt cảm xúc. Nhưng đến năm ông 11 tuổi, ĐH Harvard cho phép ông vào học.
Đến khi trưởng thành, ông được cho là thành thạo đến hơn 40 ngôn ngữ.
Tuy thông minh nhưng cuộc sống của ông không được bằng phẳng và hoàn mỹ như con đường học vấn của ông đang đi. Sau khi tốt nghiệp ĐH Harvard năm 16 tuổi, William dạy toán ở ĐH Rice ở Houston (Mỹ), tuy nhiên vì còn trẻ và nổi tiếng quá sớm trong khi bản chất ông là người “hướng nội” nên ông luôn cảm thấy không được là chính mình.
Ông còn tham gia bạo động và có nhiều tư tưởng chính trị đối lập với đất nước thời chiến lúc bấy giờ, đến nỗi gia đình ông cũng bị quản thúc quân đội một cách chặt chẽ. Điều này càng gây cho ông sự bất mãn, và khi càng chống đối, ông càng bị truyền thông chỉ trích là “vô dụng”, “vô tích sự”.
Cuối cùng, năm 1944, ông qua đời ở tuổi 46 trong cuộc đời cô độc trên đỉnh cao của trí tuệ.
Cùng Test online miễn phí tại đây
2. Terence Tao (IQ 230)
Terence Tao là cái tên quen thuộc trong giới Toán học thế giới không ai là không biết đến nhà bác học thông minh nhất thế giới. Ông cũng là một trong những người có IQ cao nhất trong giới toán học lịch sử nhân loại.
Terence Tao sinh năm 1975 sống trong gia đình người Australia gốc Hoa. Bố ông, Billy Tao là bác sĩ trong khoa nhi. Mẹ ông là giáo viên từng tốt nghiệp hạng ưu ngành Toán và Vật lý tại ĐH Hong Kong.
Từ năm Terence được hai tuổi, vợ chồng ông Tao đã biết con trai của mình đã khác biệt với những đứa trẻ đồng trang lứa, khi họ chứng kiến cậu con trai dạy một đứa trẻ 5 tuổi đánh vần và thực hiện phép cộng.
Trước đó, không ai dạy Terence về mặt chữ số hay đánh vần chữ cái. Nhà bác học thông minh nhất thế giới Terence Tao tự học tất cả thông qua việc xem chương trình truyền hình kênh Sesame Street.
Chứng kiến trí tuệ “siêu phàm” của con, ông bà Tao quyết định gửi đứa bé 3 tuổi rưỡi tới trường học. Tuy nhiên, 6 tuần sau, họ cho Tao thôi học khi nhận thấy cậu chưa sẵn sàng cho việc học trên trường và cũng như các giáo viên không biết nên dạy cậu theo cách nào.
Lên 5 tuổi, Terence mới bắt đầu đi học trở lại như bạn bè cùng trang lứa. Nhờ sự sáng suốt của phụ huynh, thần đồng Toán học trưởng thành một cách như người bình thường, ngoại trừ việc cậu sở hữu trí tuệ siêu phàm so với những đứa trẻ khác.
Nhờ đó, chỉ 3 năm sau, cậu bé người Australia gốc Hoa theo học chương trình trung học phổ thông. Năm 9 tuổi, Terence bắt đầu tham gia các khóa học trình độ đại học.
Trong 3 năm tiếp theo, Terence Tao theo học tại hai trường Trung học Blackwood và ĐH Flinders. Ông cũng là một trong hai đứa trẻ trong lịch sử được nhận vào chương trình nghiên cứu tài năng đặc biệt của Johns Hopkins đạt trên 700 điểm kì thi Toán SAT (Tao được 760 điểm).
Năm 10 tuổi, Terence đại diện nước Australia tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế và đoạt huy chương đồng. Một năm sau đó, ông giành huy chương bạc. Trong lần thứ 3 dự thi (năm 1988), thần đồng trở thành thí sinh nhỏ tuổi nhất trong lịch sử giành huy chương vàng.
Năm 14 tuổi, Terence Tao chính thức theo học tại ĐH Flinders và tốt nghiệp với tấm bằng hạng ưu vào tháng 12/1991. Một năm sau, Tao được cấp bằng thạc sĩ, đồng thời nhận học bổng Fulbright hệ sau đại học.
Năm 1996, ông nhận bằng tiến sĩ từ ĐH Princeton tại Mỹ, và bắt đầu giảng dạy tại ĐH California. Sau 4 năm giảng dạy, thần đồng ghi thêm dấu mốc quan trọng trong đời khi trở thành người trẻ nhất nhận danh hiệu giáo sư tại trường này.
Khác với nhiều thần đồng khác trong lịch sử, người khác chịu sự lập trình sẵn trên chặng đường trở thành thiên tài, thần đồng người Australia Terence Tao có cuộc sống riêng bình dị, hạnh phúc. Ngoài Toán, ông dành nhiều thời gian cho gia đình. Vợ ông là kỹ sư tại Phòng thí nghiệm Động cơ Phản lực của NASA.
Công việc của hai người đều rất bận rộn nhưng họ vẫn luôn dành thời gian cho hai đứa con và thỉnh thoảng mời đồng nghiệp về nhà ăn bữa cơm do chính tay họ nấu.
Nhờ đó, ông không chỉ nhận được sự kính trọng nhờ tài năng xuất chúng mà còn là vị giáo sư đáng mến trong mắt đồng nghiệp và học trò. Ông còn là nhà bác học thông minh nhất lịch sử loài vời trong giới toán học.
Năm 2006, khi Terence nhận giải Fields, GS John Garnett, cựu trưởng khoa Toán ĐH California, dành những lời nhận xét tích cực về đồng sự.
“Terry (tên thân mật của Terence Tao) giống Mozart. Toán học như thể tự nhảy khỏi đầu cậu ấy. Đây thực sự là tài năng hiếm có của ngành Toán”, GS Garnett nói.
Tuy nhiên, vị cựu trưởng khoa nhấn mạnh thêm rằng Terence mang tài năng của Mozart nhưng có cuộc đời khác hẳn, ông được mọi người yêu thích.
Xem thêm nhiều điều thú vị tại… …Test Nhanh 3S