# Dấu Hiệu Trẻ Kém Thông Minh Cha Mẹ Nên Phát Hiện Kịp Thời

Bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng đều mong muốn con mình ra khỏe mạnh và phát triển bình thường. Thế nhưng, nếu chẳng may bé xuất hiện những dấu hiệu trẻ kém thông minh thì bố mẹ cũng cần phải biết rõ để phát hiện và can thiệp kịp thời, giúp cho cuộc sống của con tốt đẹp hơn.

1. Trẻ kém thông minh là như thế nào?

dấu hiệu trẻ kém thông minh

Trẻ kém thông minh là như thế nào?

Kém thông minh, hay còn gọi là chậm phát triển trí tuệ, là sự khiếm khuyết trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Khi não bộ bị giới hạn một số chức năng thì chỉ số thông minh của trẻ sẽ ở dưới mức trung bình. Đồng thời các khả năng như đối thoại, hành xử, học tập, sinh hoạt hàng ngày cũng chậm hơn so với những đứa trẻ khác.

Dấu hiệu trẻ kém thông minh thường xảy ra ở trẻ dưới 18 tuổi và được phân chia thành 4 cấp độ như sau:

1.1. Mức nhẹ

Theo thống kê, có khoảng 80% trẻ xuất hiện dấu hiệu kém thông minh ở mức độ nhẹ. Cụ thể, chỉ số IQ nằm trong khoảng 50 – 75. Và trẻ có thể đi học tiểu học. Mặc dù sẽ mất khá nhiều thời gian để học các kỹ năng như giao tiếp, đọc, viết… nhưng nếu nhận được sự hỗ trợ và giáo dục đúng cách thì trẻ vẫn có thể học tốt. Đồng thời khi lớn lên, vẫn có thể tự lập được.

1.2. Mức trung bình

Ở mức kém thông minh trung bình, chỉ số IQ của trẻ thường dao động từ 35 – 55. Trẻ vẫn có thể tự thực hiện được các hoạt động sinh hoạt như tắm rửa, ăn uống… theo sự hướng dẫn của bố mẹ. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể đọc, viết đếm số nhưng khá chậm và khi lớn lên, bé vẫn cần có sự giám sát và trông nom của người lớn.

1.3. Mức nặng

Chỉ có khoảng 3 – 5% bé có dấu hiệu trẻ kém thông minh ở mức độ nặng. Lúc này, IQ của trẻ đạt khoảng 20 – 40. Trẻ vẫn có thể học được các kỹ năng giao tiếp và tự chăm sóc bản thân. Nhưng khi lớn lên, trẻ cần phải sống trong các ngôi nhà tập thể có sự giám sát.

Xem ngay ☞  'AQ' có quan trọng hơn IQ không?

1.4. Mức rất nặng

Trẻ chậm phát triển ở mức độ rất nặng thường khá hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1 – 2%. Vì hệ thần kinh bị tổn thương nên IQ của trẻ luôn dưới 20 – 25. Do đó, để học các kỹ năng giao tiếp cơ bản và tự chăm sóc mình, trẻ luôn cần sự hướng dẫn, giúp đỡ của bố mẹ, người lớn.

Cùng Test online miễn phí tại đây

2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ kém thông minh

dấu hiệu trẻ kém thông minh

Nguyên nhân khiến trẻ kém thông minh

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến trẻ kém thông minh, chậm phát triển trí tuệ mà các bậc phụ huynh nên biết:

2.1. Di truyền

Trường hợp bố mẹ gặp phải những vấn đề bất thường về thần kinh thì nguy cơ sinh ra trẻ chậm phát triển, kém thông minh là rất cao. Ngoài ra, các rối loạn chuyển hóa như bệnh Phenylceton niệu gặp ở bố mẹ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

2.2. Các vấn đề gặp phải trong thai kỳ

Thói quen sinh hoạt của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi. Vì thế, nếu mắc phải những vấn đề như sau thì sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện dấu hiệu trẻ kém thông minh ngay từ khi sinh ra:

  • Mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng, rubella, rối loạn tuyến sữa, nhiễm virus.
  • Thường xuyên hít phải khói thuốc lá, sử dụng rượu bia, ma túy nhất là vào 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Bị huyết áp cao khiến lượng máu lưu thông đến bào thai bị xáo trộn, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.

Đồng thời, trong quá trình mang thai cho đến khi sinh ra, em bé không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cũng sẽ bị suy nhược và chậm phát triển về thần kinh trung ương.

Xem ngay ☞  # Trẻ Nên Ăn Gì Để Thông Minh Vượt Trội Hơn

2.3. Bệnh tật và chấn thương

Ngay từ khi sinh ra, hệ miễn dịch của bé vẫn chưa hoàn thiện nên không thể chống lại sự tấn công của các yếu tố ngoại lai. Vì thế, nếu không được tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng ngừa các bệnh như viêm gan, thủy đậu, sởi… thì dễ gặp những biến chứng ảnh hưởng đến bộ não.

Đặc biệt, các bệnh viêm não, nhiễm trùng não có thể gây ra các tổn thương khiến trẻ chậm phát triển về trí tuệ. Bên cạnh đó, những chấn thương do tai nạn, té từ trên cao xuống thường ngày cũng khiến bé gặp phải tình trạng đó.

2.4. Môi trường sống

Môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều chất độc hại sẽ khiến cho em bé có nguy cơ xuất hiện dấu hiệu trẻ kém thông minh. Không những vậy, tinh thần của trẻ còn bị ảnh hưởng nếu gặp phải tình cảnh bạo lực, không được yêu thương.

3. Dấu hiệu trẻ kém thông minh bố mẹ nên biết

dấu hiệu trẻ kém thông minh

Dấu hiệu trẻ kém thông minh

Để có thể can thiệp kịp thời và giúp bé có cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn thì các bậc phụ huynh nên quan sát thật kỹ, nhận biết được những dấu hiệu trẻ kém thông minh như sau:

3.1. So với lứa tuổi, trẻ bị chậm nói

Đa số, trẻ nhỏ 7 tháng tuổi thông thường có thể nói được những từ đầu tiên như ê a. Đến một tuổi thì biết bập bẹ nói được vài từ đơn giản. Sang 1,5 tuổi, có thể nói được nhiều từ hơn 1 chút. 2 tuổi thì trả lời được câu hỏi giản đơn và bước sang tuổi thứ 3 thì sẽ có khả năng diễn đạt được những ý nghĩ của mình thông qua lời nói, hành động.

Trường hợp, trẻ biết nói chậm hơn so với trẻ cùng lứa tuổi thì bố mẹ cần quan tâm, cảnh giác vì có thể bé đang mắc dấu hiệu trẻ kém thông minh.

3.2. Chậm biết cười

Hầu hết trẻ từ 3 – 4 tháng tuổi đã có thể tươi cười khi người lớn trêu đùa. Nếu một em bé từ 6 tháng – 1 tuổi mà hiếm khi cười kèm ít khi biểu cảm trên khuôn mặt thì đó có thể là dấu hiệu trẻ bị chậm phát triển trí tuệ.

Xem ngay ☞  15+ Câu Hỏi Test IQ Cho Trẻ 7 Tuổi Miễn Phí & Đáp Án Chuẩn Nhất

3.3. Khả năng vận động kém

dấu hiệu trẻ kém thông minh

Khả năng vận động kém là dấu hiệu kém thông minh

Khi não bộ của bé có biểu hiện của trẻ kém thông minh thì các dấu hiệu vận động cơ bản cũng trở nên bất thường. Từ việc lẫy, ngồi, bò hoặc đi đứng đều chậm hơn so với các em bé khác. Đặc biệt, nếu bé từ 18 tháng đến 3 tuổi mà chưa biết đi thì các bậc phụ huynh phải hết sức lưu ý.

3.4. Gặp khó khăn khi bú mẹ

Một trong những dấu hiệu trẻ kém thông minh thường gặp, đó là em bé cảm thấy bị khó khăn trong việc bú sữa mẹ, kèm theo triệu chứng dễ bị nôn trớ. Vì thế, bố mẹ cũng nên để ý và quan tâm đến dấu hiệu này.

3.5. Năng lực tập trung kém

Tức là trẻ có dấu hiệu thờ ơ, lạnh nhạt với những gì diễn ra xung quanh minh và cũng không có cách nào tập trung được sự chú ý của trẻ. Hoặc dù trẻ có quan tâm thứ gì đó thì thời gian hứng thú cũng rất ngắn và phản ứng vô cùng chậm chạp. Điều đó, chứng tỏ trẻ có năng lực tư duy logic hạn chế, chậm phát triển trí não.

Tóm lại, các bậc bố mẹ cũng nên nhớ rằng, mỗi đứa trẻ sẽ là một cá thể khác nhau, có sự phát triển khác nhau. Có đứa phát triển sớm và mạnh mẽ hơn so với bạn khác. Do đó, chỉ cần bé con nhà bạn tăng trưởng không quá chậm so với tiêu chí thông thường thì không cần quá lo lắng.

Trên đây là những thông tin chia sẻ chi tiết về dấu hiệu trẻ kém thông minh. Mong rằng từ bài viết, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích, mới mẻ và thú vị để thành công trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái của mình. 

Xem thêm nhiều điều thú vị tại… …Test Nhanh 3S

1 bình luận về “# Dấu Hiệu Trẻ Kém Thông Minh Cha Mẹ Nên Phát Hiện Kịp Thời”

Viết một bình luận