Phương pháp ghi nhớ cung điện ký ức là một trong những phương pháp ghi nhớ hiệu quả được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, bạn cạnh đó vẫn còn có những người chưa biết gì về cung điện ký ức. Vậy hãy cùng bài viết tìm hiểu về phương pháp ghi nhớ “siêu” hiệu quả này qua những thông tin được cung cấp trong bài viết nhé!
1. Thế nào là phương pháp cung điện ký ức?
Việc phải ghi nhớ các hiện tượng, sự vật, con số, kiến thức, màu sắc… là điều tất yếu trong cuộc sống của mỗi con người. Tuy nhiên, khả năng ghi nhớ của mỗi người lại ở những mức độ hoàn toàn khác nhau. Vì vậy rất cần những phương pháp giúp họ có thể ghi nhớ nhanh và lâu hơn.
Cung điện ký ức hay phương pháp ghi nhớ cung điện ký ức là một trong những phương pháp giúp bạn ghi nhớ hiệu quả. Vậy cung điện ký ức là gì? Cùng tìm hiểu qua những thông tin sau đây nhé:
Phương pháp ghi nhớ cung điện ký ức có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại, Cung điện ký ức (Memory palace) hay còn được gọi với cái tên khác là phương pháp Loci (the method of Loci) là một chiến thuật hữu dụng giúp mỗi người chúng ta có thể sắp xếp và ghi nhớ các dữ liệu trong cuộc sống vào sâu bên trong tiềm thức một cách nhanh chóng và lâu dài nhất.
Hiện tại, phương pháp này được áp dụng nhiều đời sống hàng ngày, trong giáo dục, công việc, học từ vựng tiếng nước ngoài và các cuộc thi trí tuệ…
Cung điện ký ức hoạt động bằng cơ chế đưa thông tin từ bộ nhớ ngắn hạn đến bộ nhớ dài hạn vào trong não bộ của con người. Từ đó, giúp mỗi người có thể dễ dàng lưu trữ thông tin lâu hơn bằng cách gắn thông tin vào những đặc điểm cụ thể nào đó.
Tuy đây là một phương pháp lưu giữ thông tin một cách hiệu quả, nhưng khi sử dụng vẫn phải trú trọng việc rèn luyện mỗi ngày để việc tiếp nhận và ghi nhớ các thông tin được lâu hơn.
Phương pháp ghi nhớ cung điện ký ức
2. Nguồn gốc của phương pháp ghi nhớ cung điện ký ức
Phương pháp cung điện ký ức có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại. Nguyên do bởi trong quãng thời gian đó, giấy mực còn là một thức vô cùng xa xỉ mà không phải ai cũng có thể sở hữu, đồng thời số người có thể đọc – viết được còn vô cùng hạn chế, các nguồn thông tin cũng rất ít, nhất là đối với các tầng lớp thấp bé trong xã hội.
Do vậy, con người đã liên tục vận dụng trí nào của mình để có thể ghi nhớ được mọi việc, được nhiều thông tin nhất có thể. Một trong những cách đó là xây dựng mô hình cung điện ký ức trong tiềm thức của chính họ để sắp xếp các thông tin cần ghi nhớ.
Người đầu tiên sáng tạo ra phương pháp này được cho là nhà thơ Simonides của thành Ceos. Trong một lần dự tiệc tại một tòa nhà chẳng may gặp tai nạn, ông đã may mắn trở thành người sống sót duy nhất. Và bằng cách nhớ lại đặc điểm của từng vị khách và chỗ ngồi của họ, ông đã tham gia vào quá trình nhận diện các nạn nhân. Từ đó, ông đã phát hiện ra rằng việc gắn thông tin cần nhớ với hình ảnh của một địa điểm rõ ràng trong tâm trí sẽ giúp ra ghi nhớ nó tốt hơn bao giờ hết.
Nguồn gốc của phương pháp có từ thời Hy Lạp cổ đại
3. Nguyên lý hoạt động của phương pháp cung điện ký ức
Vậy cung điện ký ức hoạt động theo nguyên lý nào? Hãy cùng tác giả tìm hiểu qua thông tin sau đây nhé:
Phương pháp hoạt động bằng cách gắn những thông tin cần ghi nhớ vào những thông tin có sẵn trong tâm trí của người học để nó dễ dàng nằm trong trí nhớ dài hạn của bạn.
Có một “bí mật đó chính là những thông tin cần ghi nhớ được gắn vào những điều “kỳ quặc” hay thậm trí là đáng sợ lại càng có thể ghi nhớ lâu hơn.
Sau khi đã gắn được những thông tin cần phải ghi nhớ với những vật thể cần thiết, tiếp theo hãy đặt những vật thể đó trong một không gian ký ức của riêng bạn. Việc này sẽ giúp bạn hồi tưởng lại thông tin bằng cách đi dạo trong không gian đó. Cũng chính vì vậy mà phương pháp này được gọi là cung điện ký ức.
Phương pháp ghi nhớ cung điện điện ký ức có thể áp dụng cho mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Tuy nhiên, nó phù hợp nhất với những người ở độ tuổi dưới 30.
Ngoài ra, nếu bạn gặp khó khăn trong việc tưởng tượng ra không gian cung điện của mình thì hoàn toàn có thể phác thảo ra giấy, gắn thông tin vào các vật thế một cách dễ dàng hơn. Từ đó cũng sẽ thuận tiện hơn cho việc ghi nhớ thông tin.
Nguyên lý hoạt động là gắn thông tin vào những điểm mốc trong cung điện
Cùng Test online miễn phí tại đây
4. Cách xây dựng cung điện ký ức
Vậy cụ thể cung điện ký ức được xây dựng như thế nào? Cùng bài viết tìm hiểu nhé:
Bước 1: Thiết kế lối đi cho cung điện
Để thiết kế lối đi cho cung điện, trước tiên bạn cần lựa chọn một địa điểm quen thuộc. Những địa điểm càng quen thuộc, càng tường tận, chi tiết thì càng giúp cho phương pháp ghi nhớ của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Vì vậy, nên chọn một nơi thật quen thuộc, quen thuộc tới mức như thể chỉ cần nghĩ đến là giống như bạn đang ở đó. Ví dụ như ngôi nhà của bạn, lớp học của bạn, phòng ngủ của bạn…
Tiếp đến hãy tự vẽ ra một đường đi cụ thể trong cung điện hay địa điểm của bạn. Ví dụ, nếu địa điểm đó là ngôi nhà của bạn thì hãy tưởng tượng ra lối đi vào nhà, lối lên các phòng.
Dưới đây là một số địa điểm có thể làm cung điện ký ức hiệu quả cho bạn như sau:
Những con đường quen thuộc nơi bạn sống, những đường đi đến trường học, tiệm cà phê, siêu thị mà bạn thường xuyên đi, thậm chí là tới đó mỗi ngày.
– Ngôi trường hiện tại hoặc trường cũ của bạn
– Nơi làm việc của bạn có những con đường từ văn phòng lên căn tin, từ phòng họp ra phòng làm việc của sếp…
Bước 2: Liệt kê các cột mốc đặc trưng
Việc tiếp theo là hãy lựa chọn những cột mốc đặc trưng bên trong cung điện của bạn. Ví dụ, nếu địa điểm là nơi bạn sống hàng ngày thì cột mốc đặc trưng nhất có thể là cửa chính để đi vào ngôi nhà.
Bước tiếp theo là hãy tiếp tục, sau khi đi qua cửa chính điều bạn thấy đầu tiên là gì, một chiếc ghế sofa? một bộ bàn ăn, một bức tranh treo tường, hệ thống tủ bếp, những đồ vật trang trí…
Hãy phân tích căn phòng đó thật hệ thống, ví dụ mọi thứ nhìn từ trái sang phải, từ ngoài cửa đi vào.
Tiếp tục vừa đi vừa tưởng tượng ra những điểm mốc như thế. Mỗi điểm mốc sẽ là một nơi để lưu trữ thông tin (memory slot) mà bạn sẽ sử dụng sau này để lưu từng thông tin riêng của mình
Bước 3: Ghi nhớ cung điện ký ức của riêng bạn
Để phương pháp cung điện ký được hiệu quả, bạn bắt buộc phải ghi nhớ tất cả các điểm mốc trong cung điện hay địa điểm của mình. Đó là vì sao, bạn nên lựa chọn những địa điểm thật quen thuộc.
Đồng thời bạn có thể làm bất cứ điều gì khác để có thể ghi nhớ cung điện của mình. Hoặc là bạn giữ nó trong đầu, hoặc là bạn phác thảo nó ra giấy để việc ghi nhớ cho thuận lợi… Cách nào cũng sẽ được chấp nhận, miễn là bạn nhớ được nó.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng những cách sau để ghi nhớ lâu hơn cung điện của mình.
Nhắc lại thành tiếng các điểm mốc trong cung điện một cách tuần tự như đã đặt ra
Vẽ hẳn 1 cung điện ra giấy và đánh dấu những điểm mốc
Luôn nhìn các điểm mốc từ cùng một điểm nhìn
Hãy học đi học lại và khi bạn đã đủ tự tin rằng toàn bộ lộ trình của cung điện đã được khắc sâu vào não bộ của mình rồi đã gần như hoàn thành phương pháp này rồi đó. Giờ thì bạn đã có cung điện của mình và có thể dùng đi dùng lại để ghi nhớ bất cứ thứ gì bạn muốn.
Bước 4: Gắn kết những thứ cần nhớ vào cung điện của bạn
Khi đã ghi nhớ hoàn toàn toàn bộ cung điện của mình, cũng là lúc bạn có thể bắt đầu sử dụng chúng. Cách sử dụng đó chính là chọn một điểm mốc trong cung điện của bạn và gắn thông tin bạn muốn ghi nhớ lên điểm mốc đó.
Khi bạn sử dụng phương pháp cung điện ký ức này một cách thuần thục, bạn có thể sử dụng nó để ghi nhớ nhiều loại thông tin từ đơn giản đến phức tạp. Nhưng trước tiên, hãy đến với 1 ví dụ thật đơn giản đã nhé!
Điều cần ghi nhớ là bạn phải mua món thịt băm cho mẹ! Hãy lần lượt làm theo những bước sau:
Di chuyển đến cung điện ký ức đã đặt sẵn của bạn.
Điểm đầu tiên là cánh cửa. Hãy sử dụng trí tưởng tượng của bạn để gắn hình ảnh thịt băm vào cánh cửa theo cách của bạn. Xin nhắc lại là những tưởng tượng càng kỳ quái thì bạn sẽ nhớ càng lâu.
Chẳng hạn như một con “quái vật” thịt băm từ trong cánh cửa lao ra tóm lấy chân bạn. Chừng đó đã đủ để bạn nhớ chưa?
Nếu bạn còn những thứ khác cần ghi nhớ, hãy tiếp tục mở cửa ra, lựa chọn những điểm mốc khác trong cung điện ký ức của mình và gắn chúng lên. Cứ như thế cho đến khi hết những điều bạn phải ghi nhớ
Bước 5: Khám phá và tham quan cung điện của chính bạn
Cuối cùng là tham quan và khám phá cung điện của mình. Khi đã gắn những điều cần phải nhớ vào những cột mốc trong cung điện. Mỗi lần đi qua cột mốc đó, chắc chắn bạn sẽ nhớ đến điều phải ghi nhớ. Bạn càng khám phá cung điện của bạn càng nhiều, bạn càng dễ nhớ lại nội dung của nó mỗi khi cần đến.
Đi từ điểm đầu tiên của cung điện ký ức đến điểm cuối cùng của cung điện, hãy chú ý những điểm mốc và phát lại những cảnh tượng trong đầu. Ví dụ bên trên khi đi qua cánh cửa hãy nhớ đến con quái vật thịt băm đang lè lưỡi lẽ dọa bạn… Từ đó, lập tức bạn sẽ phải nhớ ra là cần mua thịt băm cho mẹ. Khi đến cuối con đường, hãy quay lại và đi theo hướng ngược lại cho đến khi bạn trở về điểm xuất phát.
Có 5 bước để xây dựng cung điện ký ức của mình
Trên đây là những thông tin về phương pháp ghi nhớ cung điện ký ức. Hy vọng phương pháp này sẽ là “bí kíp” để bạn đạt được những thành công và mong muốn trong học tập và công việc. Chúc bạn thành công !
Xem thêm nhiều điều thú vị tại… …Test Nhanh 3S